Xe hơi thương hiệu… Mỹ
Khi các hãng xe liên kết, điều hành và phụ thuộc lẫn nhau, công nghệ có thể được chuyển giao, nơi sản xuất có thể bị di chuyển, nhưng những hãng xe lâu đời không bao giờ đánh mất đi phong cách thiết kế của mình. Một trong những ví dụ điển hình nhất cho hiện tượng “kế thừa” trên là chiếc Chrysler PT Cruiser. Sản xuất tại Mexico bởi tập đoàn DaimlerChrysler, nhưng hầu hết khách hàng đều có thể nhận ra nó với những đặc điểm mà chỉ xe Mỹ mới có. Điều đó không phải do chiếc xe được Chrysler sản xuất mà nguyên nhân chính nằm ở việc nó giữ vững phong cách thiết kế Cruiser.
Cadillac Escalade – mẫu xe đặc trưng kiểu Mỹ |
Trên thực tế, những chiếc xe do Chrysler sản xuất phải cùng dựa trên một nền tảng thiết kế để dù hãng có thay đổi trụ sở từ Michigan (khi Chrysler chưa sáp nhập với Daimler) tới Stuttgart. Ngược lại với Chrysler, nhiều mác xe gần như mất toàn bộ hình ảnh của mình khi liên doanh với một hãng khác và Daewoo là một trong số đó. Khi GM mua lại Daewoo, ngành công nghiệp xe hơi không coi nhà sản xuất Hàn Quốc “bị thôn tính”. Tuy nhiên, lúc GM thay đổi thiết kế các mẫu xe, giới thiết kế gọi đó là “ngày Daewoo chết”.Cùng với Chrysler, Ford Motor cũng thực hiện chiến lược thiết kế riêng của mình cho các sản phẩm mang thương hiệu Ford, Lincoln trên cơ sở triết lý có tên “Bold Moves” và “American luxury”. Vậy đâu là điểm khác biệt giữa một chiếc xe đến từ châu Âu, châu Á so với những chiếc xe Mỹ?
“Đó là linh hồn của chiếc xe, là những gì gợi lên tình cảm của mọi người”, Giám đốc Trung tâm thiết kế của General Motors nói. Trong khi đó, Peter Horbury, người chịu trách nhiệm thiết kế cho 3 thương hiệu của Ford, sinh ra ở Anh và từng thiết kế các mẫu Volvo của Thụy Điển cho biết ông thường tách mình ra khỏi công việc để phân biệt sự khác nhau về văn hóa giữa các quốc gia. Và ông chỉ có một từ cho người Mỹ đó là “optimism – lạc quan”. Đây là đất nước lạc quan nhất trên thế giới và người ta sinh đã như vậy. “Chính yếu tố đó đã ảnh hưởng tới xu hướng thiết kế của ngành công nghiệp xe hơi”, Horbury nói .
Xe Dodge có lưới tản nhiệt lớn |
Những chiếc concept như Ford 427 là ví dụ. Sau này, 427 biến thành Ford Fusion sedan, nhưng khi ra mắt năm 2003, nó hầm hố, dữ tợn, bất cần dưới con mắt của người châu Âu và châu Á nhưng lại hoàn toàn bình thường với người Mỹ. Đó là yếu tố làm nên sự khác biệt. “Và chỉ khi đứng ngoài tính cách đó người ta mới có thể nhận ra người Mỹ nhìn chiếc xe của họ như thế nào”, Horbury tiết lộ. Tương tự như Ford và Chrysler, đối với những chiếc xe Dodge, đặc trưng của chúng là lưới tản nhiệt rộng để có thể tự “tâng bốc” động cơ khổng lồ phía sau. Thế nhưng, anh em với Dodge, trong những năm 1950-1970, Chrysler lại mang nhiều màu sáng crôm, tập trung vào ý nghĩa hồi sinh mà ngày nay giới rapper thường gọi là “bling-sáng kim cương”. Theo Sam Locricchio, người phát ngôn của Chrysler, lịch sử của nhiều hãng xe Mỹ được hình thành bằng những mẫu xe đi theo xu hướng đó.
Tuy nhiên, không phải hãng xe nào cũng chịu ảnh hưởng đó. Continental đời 1961 là mẫu xe ít chịu ảnh hưởng nhất. Hiện tại, nó được coi là hình ảnh của nền thiết kế xe hơi Mỹ bởi sự khác biệt hoàn toàn với những sản phẩm của Cadillac, hãng xe tiêu biểu của phong trào trên. Tuy vậy, những đường giao tuyến trên Cadillac ngày nay hiện đại hơn theo hướng mỏng và cứng, thay cho phong cách nổi tiếng cách đây vài thập kỷ. Dù các hãng xe Mỹ cố gắng thiết lập hình tượng riêng cho mình thì điều quan trọng nhất với họ vẫn là thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng bằng những cá tính mà các hãng xe châu Âu và châu Á không thể nào tiếp cận được.
Trọng Nghiệp
Leave a Reply