Tham quan các khu vườn đẹp nhất nước Mỹ
Khu vườn mang tên doanh nhân nhà từ thiện nổi tiếng Lewis Ginter (1824 – 1897) có diện tích 50 mẫu Anh (tương đương với 200.000 m2). Những năm tháng phục vụ trong quân đội ở các vùng ngoại ô Sydney, Adelaide và Melbourne (Australia) là nguồn cảm hứng để Lewis Ginter thiết kế nên cảnh quan tươi sáng của vườn bách thảo này. Không chỉ là nơi cung cấp những hiểu biết thế giới thực vật phong phú cho cộng đồng, một trường học về làm vườn và thiết kế cảnh quan, nơi đây còn được đánh giá là địa điểm hàng đầu để nghiên cứu về thực vật.
Điền trang Filoli – California (Mỹ)
Gần 100 năm trước, một doanh nhân tên là William Bowers Bourn II và vợ là Agnes Moody Bourn đã mua một khu đất ven một khu rừng rộng 654 mẫu Anh, lập một điền trang mang tên Filoli ở California. Nguồn gốc của cái tên này là sự kết hợp những từ khóa trong phương châm sống của William Bowers Bourn II: “Fight for a just cause; Love your fellow man; Live a good life” (Tạm dịch: Chiến đấu vì chính nghĩa, yêu thương đồng chí, sống đời tốt đẹp). Kết hợp giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện đại, trong đó nhấn mạnh các sự kiện, triển lãm được tổ chức trong khung cảnh tươi đẹp, điền trang thực sự là một thiên đường cho những ai ưa thích tìm hiểu về thiên nhiên, văn hóa. Filoli cũng từng là bối cảnh của nhiều bộ phim Hollywood cũng như chương trình thực tế về kiến trúc.
Vườn bách thảo Missouri – Missouri (Mỹ)
Vườn bách thảo Missouri hay còn gọi là Shaw’s Garden do nhà thực vật đồng thời là nhà từ thiện Henry Shaw sáng lập nên. Là một trong những khu bảo tồn thực vật lớn nhất nước Mỹ, Missouri cũng là trung tâm nghiên cứu thực vật mang tầm quốc tế. 1.400 loài thực vật nhiệt đới như chuối, cacao, cà phê, phong lan và hồ cá, thác nước, tác phẩm điêu khắc bằng thủy tinh là niềm tự hào của Missouri. Ở đây, hàng năm diễn ra các lễ hội văn hóa cổ truyền của châu Á. Mái vòm trên tàu vũ trụ Valley Forge cũng được coi là bắt chước mái vòm vườn bách thảo Missouri.
Vườn Nhật Bản – Oregon (Mỹ)
Không gian hài hòa, dịu mát của vườn Nhật Bản ở Portland, Oregon mang đến cho con người trạng thái bình yên và tĩnh tâm. Giới hạn chỉ trong 5,5 mẫu Anh (22.00 m2), nhưng vườn Nhật Bản ở Portland, Oregon là nơi được xếp hạng ghé thăm nhiều nhất trong số 300 khu vườn Nhật Bản không nằm trong lãnh thổ đất nước. Giáo sư Takuma Tono, một kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng thiết kế nên khu vườn này vào năm 1963. Đến năm 1967, vườn chính thức được mở cửa, trở thành không gian đặc trưng của đất nước mặt trời mọc ngay trên nước Mỹ. 5 phong cách vườn khác nhau được gây dựng ngay trong vườn Nhật Bản với đá là yếu tố chủ chốt, sau đó đến nước và thảm thực vật. Đến với khu vườn này, du khách được sống trong một không gian hài hòa, dịu mát, và dễ dàng đạt được trạng thái bình yên và tĩnh tâm.
Vườn hoa Chanticleer – Pennsylvania (Mỹ)
Vườn hoa Chanticleer gây ấn tượng bởi hầu hết những vật dụng trong khu vườn, từ căn nhà, ống dẫn nước, những chiếc lá đều mang dụng ý nghệ thuật. Một khu vườn được đánh giá là lãng mạn, thú vị và gợi trí tưởng tượng nhất nhì nước Mỹ, đó là vườn hoa Chanticleer ở Pennsylvania. Khu đất trồng vườn hoa này từng thuộc sở hữu riêng của gia đình Rosengarten hơn một thế kỷ trước, và chính thức trở thành vườn hoa công cộng cách đây 20 năm. Hội tụ hoa tulip, hoa thủy tiên vàng, hoa huệ, hoa bướm, các giàn nho và nhiều loài hoa khác, khu vườn thực sự là thế giới ngàn hoa khoe sắc. Đặc biệt, vườn hoa Chanticleer gây ấn tượng bởi hầu hết những vật dụng trong khu vườn, từ căn nhà, ống dẫn nước, những chiếc lá đều mang dụng ý nghệ thuật
Vườn Bách thảo Atlanta – Georgia (Mỹ)
Ra đời năm 1976 nhờ công của các công dân Atlanta tiến bộ, vườn Bách thảo Atlanta chỉ thu hút được tổng cộng 50.000 lượt du khách trong 7 năm đầu tiên. Tuy nhiên, đến năm 2004, lượt khách ghé thăm vườn đã tăng lên gần nửa triệu. Đến với khu vườn này, ngoài việc được thưởng thức vẻ đẹp của 2.000 loài hoa, du khách còn có thể thực hành làm vườn, thưởng thức các món ăn chế biến từ rau quả hái ngay trong vườn. Khu vườn thực sự đã phát huy được phương châm, mục đích đề ra là “duy trì và phát triển bộ sưu tập các loài thực vật, nhằm mục đích giáo dục, bảo tồn, nghiên cứu và thưởng thức”.
Khu bảo tồn Las Vegas Springs – Nevada (Mỹ)
Tháng 12 hàng năm là dịp nhộn nhịp nhất của khu bảo tồn Las Vegas Springs. Diện tích 73 ha được thiết kế một cách khéo léo đã tạo cho khu bảo tồn Las Vegas Springs một khung cảnh hết sức phong phú, đa dạng. Không chỉ thu hút bởi 1.200 loài thực vật bản địa và sa mạc, khu bảo tồn còn sở hữu những tiện nghi hiện đại như bảo tàng trưng bày, rạp chiếu phim, thư viện hình ảnh lịch sử…Tháng 12 hàng năm là dịp nhộn nhịp nhất của khu bảo tồn Las Vegas Springs, khi cả khu vườn và quần thể kiến trúc được trang hoàng rực rỡ đón du khách tới tham quan.
Leave a Reply