Những đồng Dollar may mắn của nước Mỹ
Người Mỹ chỉ phát hành đồng 2 USD khi có yêu cầu đặc biệt của Ngân hàng Dự trữ trung ương. Nhu cầu về đồng 2 USD thấp đến mức hiện vẫn còn một lượng lớn tờ 2 USD seri năm 1976 đến nay chưa được đưa ra lưu hành trên thị trường. Mọi người đều cho rằng đồng 2 USD là của hiếm, và khi tình cờ có được nó, người ta thường giữ lại như một vật may mắn hơn là công cụ thanh toán như những đồng tiền thông dụng khác. Đó là lý do phụ khiến cho đồng 2 USD trở nên đặc biệt so với những đồng USD tiền lẻ khác.
Đồng 2 USD có sự khác biệt so với các đồng USD ở chỗ, mặt sau của nó có hình 42 vị tổng thống các đời của nước Mỹ. Sự tụ họp đông đủ ấy là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực.Ai sở hữu 2USD sẽ”thuận buồm xuôi gió”, mọi việc đều cập bến bờ thành công. Trong suy nghĩ của những người Mỹ, đồng 2USD mang ý nghĩa hơn là một đồng tiền. 2USDmang lại may mắn, giúp những ước mơ dang dở trở thành hiện thực và mang lại thành công, tiền tài cho người sử dụng nó. Tại các nước phương Tây và phương Đông, tờ 2USD cũng được săn lùng ráo riết để sưu tầm do lượng tiền này có trên thị trường tiền tệ rất hiếm vì chỉ được phát hành với số lượng hạn chế (chỉ chiếm 1% so với các đồng tiền mệnh giá khác).
Với quan niệm đồng 2USD mang lại may mắn, thành công cho nhiều người nên 2USD luôn được người ta tìm và sưu tập với hi vọng may mắn sẽ theo họ dù ở bất kỳ nơi đâu.Theo quan niệm người châu Á, số cặp, số đôi, số chẵn nên luôn là con số may mắn (mà bẩt cứ thứ gì có đôi, có cặp thì đều may mắn và hạnh phúc) vì thế đồng 2 USD luôn được coi là đồng tiền mang lại may mắn (Lucky Money). Còn ở Việt Nam, người ta tin rằng nếu trong bóp của bạn SỞ HỮU đồng 2 USD thì tiền bạc sẽ “biết đường” mà rủ nhau đến. Bạn sẽ không bao giờ thiếu tiền! Vì thế người ta đổ xô đi “săn” cho được tờ 2 USD để luôn được may mắn. Do vậy đồng 2 USD vốn đã ít (lần in cuối cùng là vào năm 2003) lại càng hiếm hơn và việc sở hữu nó trở thành niềm “mơ ước”
Trong thực tế đồng 2 USD không ít như ngưòl ta tưởng. Theo thống kê, đã có 590.720.000 tờ 2 USD seri 1976 được in. Tính đến tháng 2/1999, tổng số tờ 2 USD lưu hành khắp thế giới có tổng giá trị 1,17 tỷ USD. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng của mình đổi cho một số lượng đồng 2 USD nhất định. Theo tỷ phú Buffet, đồng 2 USD là một đồng tiền “đủ hiếm để sưu tầm, nhưng không đủ hiếm để thực sự có giá trị”…
Đồng 2 USD ngày trước và bây giờ
Tháng 7/1862. đồng 2 USD đầu tiên được phát hành với tên gọi Legal Tender Note (giấy bạc chính thức) với chân dung Tổng thống Alexander Hamilton nhìn nghiêng, khác với chân dung nhìn thẳng của ông trong tờ 10 USD ngày nay. Năm 1869, tờ 2 USD được thiết kế lại với chân dung Tổng thống Thomas Jefferson bên trái và hình thủ đô Washington DC ở giữa mặt trước. Tờ giấy bạc này được in tên Treasury Note (Giấy bạc ngân khố) mặc dù tên chính thức của nó là United States Note (Giấy bạc Mỹ).
Năm 1874, seri đồng 2 USD năm 1869 được sửa đổi. Hình Washington DC được quấn thêm 1 vòng hoa màu đỏ và tên Treasury Note được đổi thành United States Note. Năm 1886, đồng 2 USD bằng kim loại ra đời với chân dung vị tướng thời nội chiến Winfield Scott Hancock. Năm 1891, đồng 2 USD giấy mớị với chân dung Giám đốc Kho bạc Mỹ William Windom ở mặt trước. Năm 1896, ngân hàng Mỹ giới thiệu seri đồng 2 USD nổi tiếng Educational series với các họa tiết tượng trưng cho máy hơi nước và điện năng. Mặt sau đồng tiền in chân dung Robelt Fulton và Samuel Morse.
Năm 1899, đồng 2 USD được thiết kế lại với chân dung Tổng thống George Washington với các họa tiết tượng trưng cho nông nghiệp và cơ khí. Năm 1918, đồng 2 USD được in hình Thomas Jefferson ở mặt trước. Mặt sau là hình một trận đánh trong Thế chiến l. Năm 1929, khi tất cả các tờ giấy bạc khác của Mỹ được đổi về cùng một cỡ, đồng 2 USD vẫn giữ nguyên cỡ của tờ United States Note. Mặt trước vẫn in hình Thomas Jefferson, nhưng mặt sau là hình lâu đài Monticello, tư gia của ông. Tháng 8/1966, Kho bạc Mỹ chấm dứt lưu hành đồng 2 USD. Năm 1976, Bộ Tài chính Mỹ cho in lại đồng 2 USD do nhu cầu tiết kiệm chi phí in ấn.
Đồng tiền này bắt đầu được gọi là Federal Reserve Note với hình Thomas Jefferson. Mặt sau là hình bức tranh Tuyên bố độc lập của danh họa Trumbull. Năm 1995 và 1997, 153,6 tnệu đồng 2 USD seri 1995 đã được in với chữ ký của Robert Rubin và Mary Withrow. Năm 2004, 121,6 triệu đồng 2 USD seri 2003 được in với chữ ký của John Snow và Rosano Marin. Hai loại tiền này có cùng thiết kế với đồng 2 USD in năm 1976…
Như vậy, chúng ta có thể hiểu vì sao tờ 2 USD có lúc đã trở thành đồng tiền hiếm. Và rõ ràng cái gì hiếm hoi thì thường được con người trân trọng, giữ gìn. Còn đó có phải là đồng tiền may mắn hay không thì tùy mỗi người quan niệm…
Đồng 1 USD cho năm Tỵ 2013
Bộ Tài chính Mỹ ra mắt tờ 1 USD may mắn cho năm Rắn để kỷ niệm dịp Tết âm lịch 2013 của người Trung Quốc. Theo quan chức Bộ Tài chính Mỹ – bà Rosie Rios, người cũng sinh vào năm Rắn theo lịch phương Đông, dịp lễ này không chỉ quan trọng với châu Á mà còn cả với nước Mỹ. Bà cho biết Rắn là biểu tượng của sự thịnh vượng, giàu có và sẽ mang lại may mắn, thành công cho năm tới. Bộ Tài chính Mỹ có kế hoạch phát hành 88.888 tờ 1 USD cho năm Rắn, bắt đầu từ 15/11. Tháng 11 năm ngoái, 108.888 tờ tiền may mắn năm Rồng đã được bán hết chỉ trong một tuần. Rios tin rằng đợt phát hành này cũng sẽ thành công tương tự.
Rắn là một trong 12 con giáp của văn hóa Trung Quốc. Người dân nước này tin rằng số phận và tính cách của họ gắn liền với những con vật đại diện trong năm mà họ sinh ra. Tờ 1 USD may mắn năm 2013 không có giá trị lưu thông và đều có seri bắt đầu bằng 8888. Số 8 được người phương Đông coi là biểu tượng của sự thịnh vượng. Tờ tiền này được thiết kế đặc biệt với các biểu tượng của người Trung Quốc và đặt trong bao đỏ dát lá vàng. Trong số đó, có những tờ có seri số: 8888-8866 8888-8887, 8888-8870, 8888-8890; hay số seri 8888-8889, 8888-7777 trùng với năm sinh của những người tuổi Rắn.
Jun Barn, thành viên nhóm thiết kế tiền may mắn, cho biết họ đã kết hợp nghệ thuật cắt giấy truyền thống của Trung Quốc với các họa tiết hoa anh đào nở phổ biến tại Mỹ để thu hút người dân nước này. Tiền may mắn được đón nhận không chỉ ở Mỹ mà còn trên cả thế giới, kể từ khi được Cơ quan In ấn và Chạm khắc (thuộc Bộ Tài chính Mỹ) sản xuất năm 2000.
Leave a Reply