Người đi lên từ mẩu bánh mì thừa
Meyer Luskin là một tỷ phú được báo giới hăng hái săn lùng nhưng lại rất kín tiếng. Sẽ không hề thấy ông xuất hiện trên tạp chí Forbes và truyền hình để khoe khoang tài sản khủng. Lần duy nhất Meyer phát biểu trước công chúng là vào năm 2011 sau khi ông hiến tặng 100 triệu USD cho trường UCLA- nơi ông đã từng theo học. Đây là một trong những món quà cá nhân có giá trị lớn nhất mà một trường đại học từng nhận được. Meyer Luskin năm nay 87 tuổi, là người sáng lập và CEO của công ty Scope Industries, trụ sở Los Angeles- doanh nghiệp tái chế bánh mỳ và sản phẩm ngũ cốc quá hạn sử dụng lớn nhất của Mỹ.
Vợ chồng tỷ phú Meyer Luskin |
Theo luật pháp Mỹ, các cửa hàng sẽ phải bỏ đi các loại bánh mỳ, bánh ngọt, bánh nướng….nếu chúng hết hạn sử dụng. Họ thậm chí không được phép quyên góp bánh mỳ cũ cho người vô gia cư vì lý do vệ sinh và sức khỏe. Vấn đề là thậm chí các lò bánh mỳ nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình cũng thải ra một lượng không hề nhỏ rác thải chứ chưa nói đến những cơ sở sản xuất lớn. Trong khi đó, việc tiêu hủy một khối lượng khủng bánh mỳ hỏng như vậy vô cùng tốn kém. Scope vì thế đã xuất hiện. Họ thiết kế và xây dựng những máy ép rác thải công nghiệp, tùy chỉnh cài đặt tại hàng trăm doanh nghiệp sản xuất và cho người tới chuyển rác đi mỗi tuần vài lần.
Trụ sở công ty Scope |
Công việc kinh doanh cũng bắt đầu từ đó. Họ không chỉ nhận được tiền từ các cơ sở sản xuất cho việc loại bỏ rác thải, tuyệt vời hơn là Scope còn bán chúng cho một bên thứ ba với khoản tiền khá lớn. Sau khi thu gom sản phẩm hỏng, quá hạn, xe tải của họ sẽ chuyển chúng đến một trong 12 nhà máy xử lý trên toàn quốc. Bánh mỳ, bánh ngọt, bánh ngô, pizza, khoai tây hỏng….được xay nhuyễn, sấy khô và nướng thành “Sản phẩm bánh mỳ khô”. Nông dân khắp thế giới bỏ tiền mua sản phẩm này của Scope để làm thức ăn cho ngựa, bò, gà….
Scope Industries là một công ty tư nhân với 100 vốn sở hữu của tỷ phú Meyer Luskin với doanh thu hàng năm trên 112 triệu USD. Điều quan trọng là Scope đã hái ra tiền nhờ việc biến những thứ người khác bỏ đi thành vàng. Đây là một mô hình kinh doanh tuyệt vời. Nhiều người cho rằng, câu chuyện thành công của Luskin là một sự bất ngờ và cũng là nguồn cảm hứng cho thế giới doanh nhân trên hành trình chinh phục đồng tiền bằng những ý tưởng sáng tạo, độc đáo.
Thái Anh
Leave a Reply