Lịch sử 40 năm phát triển của điện thoại di động

Ngày 3/4/1973 năm đánh dấu sự xuất hiện của chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới tại Mỹ. Qua 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã dần thay đổi và trở thành một thiết bị không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của không ít người. Ngày 3/4 cách đây 40 năm ghi dấu cuộc gọi đầu tiên được thực hiện từ điện thoại di động, đánh dấu sự xuất hiện của một trong những thiết bị công nghệ quan trọng và phổ biến nhất thế giới hiện nay.

635010149181845830 Lịch sử 40 năm phát triển của điện thoại di động
Martin Cooper và chiếc điện thoại di động đầu tiên


Cuộc gọi được thực hiện bởi Martin Cooper, một nhà phát minh tiên phong làm việc cho Motorola, được thực hiện từ New York. Martin Cooper đã thực hiện cuộc gọi đến cho một kỹ sư khác của hãng công nghệ đối thủ, với mục đích để… khoe về thành tích mà mình và Motorola vừa đạt được, vì Motorola đã giành chiến thắng trong việc xây dựng thành công chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới. Trên thực tế, nhiều người, ngay cả các nhân viên làm việc tại Motorola cũng không tin rằng điện thoại di động có thể trở thành một sản phẩm tiêu dùng phổ biến. Tuy nhiên Cooper và các đồng sự trong nhóm phát triển của mình không tin như vậy, và ông đã đúng. 10 năm sau cuộc gọi lịch sử đầu tiên, chiếc điện thoại di động của Motorola đã xuất hiện trên thị trường với giá bán lẻ lên đến gần 4.000 USD.

635010149189179345 Lịch sử 40 năm phát triển của điện thoại di động
DynaTAC, chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới


Ngày nay, sau 40 năm tồn tại và phát triển, điện thoại di động đã trở nên phổ biến và xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, hiện có khoảng 6 tỷ thuê bao di động trên toàn cầu, và ngày càng nhiều người dùng chuyển từ các điện thoại cơ bản sang smartphone. Ước tính hiện có khoảng 1 tỷ smartphone được sử dụng trên toàn thế giới. 
Có lẽ ngay cả Martin Cooper cũng khó có thể tin rằng từ “cục gạch” đầu tiên mà mình sử dụng, điện thoại di động đã có những sự thay đổi đáng kinh ngạc chỉ trong 40 năm qua.

Nhân sự kiện điện thoại di động trong 40 năm, cùng nhìn lại những sự thất thú vị về thiết bị phổ biến này mà có thể bạn chưa biết.

1 – Chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới mà Cooper sử dụng có tên Motorola DynaTAC. Máy có chiều dài lên đến 25,4cm và nặng đến 1kg. Thời lượng pin sử dụng chỉ 35 phút.

2 – Nhiều nguyên mẫu của DynaTAC đã được tạo ra chỉ 90 ngày sau khi ý tưởng về điện thoại di động của Cooper được đưa ra. Ông đã tổ chức nhiều cuộc tranh luận giữa các kỹ sư của Motorola để thiết kế điện thoại di động và sản phẩm cuối cùng được chọn do có “thiết kế quyến rũ” nhất.

3 – Khi DynaTAC xuất hiện trên thị trường, chiếc điện thoại di động này đã được giảm khối lượng xuống còn 794g, so với khối lượng 1kg của nguyên mẫu ban đầu.

4 – Chiếc smartphone đầu tiên trên thế giới có tên Simon, do IBM sản xuất, được ra mắt tại Hội nghị không dây vào năm 1993. Máy có màn hình cảm ứng LCD với 2 màu trắng/đen và hoạt động như một thiết bị nhận/gửi email, đọc văn bản điện tử, lịch làm việc, máy tính và sổ danh bạ.

5 –  Chiếc điện thoại di động được trang bị máy ảnh đầu tiên được tạo ra bởi Phillippe Kahn, một nhà sáng chế người Pháp. Kahn đã chụp bức ảnh đầu tiên từ điện thoại di động vào ngày 11/6/1997, về bé gái mới sinh của mình có tên Sophie.

6 –  Năm 2002, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phản ứng của tài xế khi nói chuyện trên điện thoại di động trong lúc lái xe thậm chí còn chậm hơn cả phản ứng của họ sau khi uống rượu. Hiện nói chuyện trên di động trong khi lái xe bị cấm tại nhiều quốc gia.

7 – Năm 2002, một cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng 1/4 dân số tại Ý thừa nhận việc thiếu điện thoại di động khiến họ cảm thấy không tự tin và gặp các vấn đề về “đời sống phòng the” với đối tác.

8 – Tháng 9/2007, một công ty có trụ sở tại Arizona (Mỹ) đã tung ra thị trường chiếc điện thoại dành cho chó với tên gọi PetCell. Điện thoại được tích hợp hệ thống GPS và có giá 500USD.

9 – Đầu năm 2000, các nhà khoa học đã đưa ra giải thuyết rằng kích thước của thiết bị cầm tay sẽ giảm đi một nửa sau mỗi 18 tháng. Tuy nhiên có vẻ như giả thuyết này đã không chính xác khi kích cỡ các thiết bị cầm tay ngày nay đã rất đa dạng.

10 – Tin nhắn SMS đầu tiên được gửi đi vào năm 1992 bởi kỹ sư người Anh Neil Papworth đến cho bạn của mình là Richard Jarvis, với nội dung “Merry Christmas”. Tin nhắn này được gửi đi vào ngày 3/12.

11 –  Giới hạn tin nhắn SMS là 160 ký tự, được tạo ra bởi kỹ sư người Đức Friedhelm Hillebrand. Sau nhiều lần thử nghiệm bằng nhiều câu hỏi và nội dung tin nhắn khác nhau, Hillebrand phát hiện ra rằng 160 ký tự là đủ để người dùng có thể gửi đi những thông điệp cần thiết, do vậy ông đã giới hạn độ dài tối đa cho mỗi tin nhắn SMS chỉ là 160 ký tự.

12 –  Nhiều hành vi tội phạm tại Mỹ đã bị phát giác khi kẻ phạm pháp vô tình nhấn phải nút gọi khẩn cấp trên điện thoại di động, khiến cảnh sát có mặt khi chúng đang “hành sự”.

13 – Các cuộc nghiên cứu chỉ ra rằng người dùng smartphone mất 12 phút mỗi ngày để thực hiện các cuộc gọi. Họ mất nhiều thời gian hơn để chơi game (14 phút), nghe nhạc (16 phút), sử dụng mạng xã hội (17 phút) và duyệt web (25 phút). Phần lớn thời gian còn lại người dùng sử dụng smartphone là để… xem đồng hồ.

14 – 1,7 tỷ thiết bị di động được bán ra trong năm 2010. 3 hãng có lượng tiêu thụ lớn nhất là Samsung, Nokia và Apple, với tổng cộng hơn 850 triệu thiết bị. Tính đến năm 2016, lượng tiêu thụ điện thoại di động ước tính đàn 2,1 tỷ thiết bị.

15 – Chiếc điện thoại di động được bán nhiều nhất trong lịch sử là Nokia 1100, được ra mắt năm 2003. Đã có hơn 250 triệu chiếc điện thoại Nokia 1100 được bán ra. Một trong những lý do giúp chiếc điện thoại này bán chạy trên thế giới là sự bền bỉ đáng kinh ngạc của nó hơn bất cứ một chiếc điện thoại nào khác.

Cùng Danh Mục :

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>