Giới thiệu bảy quán bar lâu đời nhất New York
Tuy vậy, không phải quán bar nào cũng bị đẩy lùi bởi môi trường kinh doanh khắc nghiệt. Ở đây, vẫn có những quán bar đã hoạt động trong nhiều thập kỷ – thậm chí là nhiều thế kỷ. Bí quyết của họ là gì? Có lẽ phương thức quản lý hiệu quả, nhân viên pha chế điệu nghệ và một chút may mắn là tất cả những điều làm nên thành công của các quán bar này. Thời gian trôi qua, hầu hết các quán bar này đều tìm được cho mình sản phẩm chủ lực, đó chính là đồ uống bình dân. Sau đây là bảy quán bar lâu đời nhất ở New York:
1. Quán rượu White Horse, mở cửa năm 1880
Quán rượu nằm ở West Village này là một trong những quán bar với các dịch vụ lâu đời nhất ở Manhattan. Mặc dù White Horse xuất hiện nhiều lần trong các bảng xếp hạng đánh giá thấp nhất của các tạp chí ở New York, đó vẫn là điểm đến lý tưởng cho nhà phê bình và những nhà ưa thích du lịch thời trang. Trong khoảng những năm 1950 và 1960, các ca sĩ nổi tiếng như Bob Dylan, Jack Kerouac và Hunter S. Thompson là những khách hàng quen thuộc của White Horse.
Thậm chí, nhà văn nổi tiếng Dylan Thomas khách hàng thường xuyên của quán rượu này. Ông cũng là người đã kết liễu cuộc đời mình sau khi uống hết gần hai mươi cốc rượu whisky tại White Horse. Ngày nay, nhiều sinh viên của trường đại học New York và và khách du lịch thường đến đây để tìm lại hình bóng của nhà văn Beat nổi tiếng, người đã cố gắng duy trì hoạt động của quán khi lâm vào cảnh túng quẫn.
2. Quán rượu Pete – chính thức đi vào hoạt động từ năm 1864
Quán rượu Pete vốn là khách sạn Portman. Quán đã nhiều lần được mệnh danh là “nhà hàng và quán bar hoạt động lâu đời nhất tại thành phố New York.” Pete đã từng là một cửa hàng tạp hóa, thực chất là một quán bar trá hình (do trong thời kỳ đó, các loại rượu mạnh bị cấm sử dụng). Pete cũng là một quán rượu được biết đến với sự lui tới thường xuyên của nhà văn O. Henry. Ngoài ra, nhiều chương trình truyền hình và nhiều bộ phim như Seinfeld đến Endless Love đã lấy quán rượu nổi tiếng này làm trường quay. Đó là một trong những yếu tố quan trọng khiến quán được nhiều khách hàng hiếu kỳ ghé thăm.
3. P. J. Hanley mở cửa năm 1874 tại Brooklyn
PJ Hanley là một trong số ít các quán rượu trụ được sau nhiều lần suy thoái, thua lỗ và áp lực của giá thuê địa điểm tăng chóng mặt ở Brooklyn. Ông trùm Mafia – Al Capone là một trong những khách hàng nổi tiếng của Hanley.
“Nếu nơi này không thay đổi, có lẽ nó đã không còn ở đây nữa. Chúng tôi đã thay đổi theo thời gian và tìm cách hòa hợp với những “người hàng xóm” mới. Quán đã từng bị đóng của tới 11 lần. Nhưng bây giờ, mọi thứ đều đã ổn. Vào mỗi ngày cuối tuần, quán bar chỉ bắt đầu mở cửa sau 12 giờ đêm”. “Ngoài ra, chúng tôi đã có những khách hàng thân thiết. Chúng tôi có thể khẳng định rằng chỉ có một lý do duy nhất khiến bạn không nhìn thấy họ ở nơi đây là bởi vì họ đã qua đời.”
4. Quán rượu Old Ale của McSorley, thành lập năm 1854
McSorley là một trường hợp khác, là minh chứng cho các quán bar hoạt động liên tục, lâu đời nhất ở New York. Người chủ của nó – ông McSorley khẳng định quán được thành lập vào năm 1854, mặc dù trong một nghiên cứu, người ta đã chỉ ra rằng không có quán rượu nào được khai trương vào năm đó.
Tọa lạc tại East Village, McSorley có thể nhận được danh hiệu lịch sử khác, chẳng hạn như quán rượu lâu đời nhất của người Ailen ở New York – quán rượu đã phục vụ cố tổng thống Hoa Kỳ – ông Abraham Lincoln và ca sĩ nổi tiếng John Lennon. Ngoài ra, đây còn là một trong những quán bar cuối cùng cho phép phụ nữ vào trong quán (sau khi được lệnh phải làm như vậy vào năm 1970).
Sàn nhà dính mùn cưa và những mẩu báo cũ mang lại cho mỗi khách hàng đến đây cảm giác được quay trở lại thời gian khi họ thường bước qua cánh cửa phòng McSorley. Quán bar phục vụ rượu bia theo cặp (gọi một, thưởng thức hai) và bánh sandwich xúc xích gan – một trong những bí quyết đặc biệt giúp quán tồn tại cho đến tận ngày nay.
5. Quán Cafe Bridge, mở cửa vào khoảng năm 1794
Quán Bridge lâu đời hơn cây cầu Brooklyn – cách quán bar chỉ vài mét trên đường Water. Đây được coi là địa điểm kinh doanh lâu đời nhất ở New York, mặc dù nó chỉ trở thành một quán phục vụ đồ uống chính thức vào năm 1847. Quán cũng từng trải qua một số lần khủng hoảng – đã từng hoạt động như một nhà thổ, một cửa hàng tạp hóa, và phòng của họp của cựu thị trưởng thành phố New York – ông Ed Koch.
Tờ Thời báo New York đã từng nhận xét rằng thực đơn của nhà hàng “chưa ổn” và nhà hàng không thể đứng vững nếu chỉ dựa nào kinh doanh rượu bia. Tuy vậy, quán vẫn luôn không ngừng thu hút các chính trị gia, và nhiều người dân địa phương trong toàn thành phố.
6. Quán Ear, mở cửa vào khoảng năm 1817
Bạn đã từng nghe người ta nhắc đến những cái tên như quán Cửa Xanh, quán James Brown hay quán Ear, bạn có biết rằng tất cả những tên đó đều ám chỉ một quán rượu lâu đời, với cái tên phổ biến nhất là quán Ear. Cũng giống như nhiều quán rượu mở cửa vào thời gian đó, quán cũng không cho phép phụ nữ vào. Mặc dù có những chứng cứ cho thấy Ear là quán rượu lâu đời nhất trong thành phố, quán chỉ chính thức bắt đầu phục vụ đồ uống từ những năm 1890.
7. Quán Bar Old Town, mở cửa từ khoảng năm 1892
Quán bar Old Town, nằm ở phía bắc của Quảng trường Đoàn kết là một căn phòng rộng khoảng gần 17 mét vuông và cao gần 5 mét. Tất cả người dân New York đều sống và làm việc trong khu vực xung quanh Quảng trường Đoàn kết, và quán bar Old Town gần như là nơi lý tưởng nhất cho cư dân thành phố thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Khách hàng đến đây để thưởng thức đồ uống, đồ ăn (những chiếc hamburger “ngon nhất trong thành phố”). Một điều đặc biệt khác, Old Town được liệt kê là một trong những quán bar tốt nhất ở Mỹ (theo bình chọn của tạp chí Esquire).
Trong thời kỳ áp dụng việc cấm sử dụng các loại rượu mạnh, quán bar trở thành quán rượu lậu – nơi các chính trị gia Tammany Hall thường xuyên lui tới.
Nguồn: Dịch từ Businessinsider
Leave a Reply