Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ

Warner Bros – Chiếc khiên vàng giữa bầu trời mây mùChiếc khiên WB bay giữa bầu trời, Warner Bros của Hollywood ( có thể là viết tắt cho chữ “Brother” ? ) là một trong những hãng phim nổi tiếng nhất hiện nay do 4 anh em người Do Thái di cư từ Ba Lan đến và sáng lập : Harry, Albert, Sam và Jack Warner. Đó chỉ là tên theo tiếng Anh của họ còn tên gốc là Hirsz, Aaron, Szmul và Itzhak. Về họ Warner bắt đầu từ Wonsal hay Wonskolaser. Biểu tượng của Warner Bros là chiếc khiên vàng WB bay giữa bầu trời đầy mây mù. đơn giản là viết tắt tên hãng. Trải qua nhiều thời kỳ, Jason Jones và Matt William từ CLG Wiki đã nhiều lần cải tiến logo để có được một mẫu hoàn chỉnh như hiện nay.

 

635019813886549270 Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ


Columbia : Thiếu nữ cầm đuốc 

Năm 1919, hai anh em Harry và Jack Cohn cùng người bạn Joe Brandt đã cùng nhau đặt những viên gạch nền tảng đầu tiên cho hãng phim Cohn-Brandt (tiền thân của Columbia ngày nay). Đa phần những “sản phẩm” ban đầu của hãng phim được đầu tư với kink phí thấp nên hay bị trêu đùa là “Corned Beef and Cabbge” (Hãng phim thịt bò muối và Bắp cải”, bình dân vô cùng) Đến năm 1924, hai anh em Cohn mua lại cổ phần của Brandt và “đá” luôn người bạn ra khỏi hãng phim, đổi tên hãng lại thành Columbia nhằm mục đích đổi mới hình ảnh.

Columbia là tên của người phụ nữ biểu tượng cho . Và hình ảnh “thiếu nữ cầm đuốc” ra đời. Thời đó, có nhiều nữ diễn viên đã tự nhận mình chính là người mẫu của biểu tượng. Năm 1993, họa sĩ Micheal Deas được giao nhiệm vụ “chỉnh trang” cho “thiếu nữ cầm đuốc ” một diện mạo mới trông cổ điển hơn một chút. Đến nay, tin tức duy nhất được hãng xác nhận: Người mẫu cho biểu tượng là một cô gái nội trợ kiêm họa sĩ tranh treo tường Jenny Joseph. Tuy nhiên, thay vì dùng nguyên mẫu gương mặt của cô, Micheal Deas đã vẽ lại một gương mặt hoàn mỹ từ máy tính.

 

635019813814503100 Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ


MGM: Chú sư tử Leo Metro – Goldwyn – Mayer

Năm 1924 nhà quảng cáo phim Howard Dietz đã thiết kế biểu tượng “Sư tử Leo” cho cơ sở truyền thông Goldwyn. Tác phẩm của Dietz dựa trên biểu tượng của đội thẻ thao trường đại học Columbia là những chú sư tử. Khi cả ba tổ hợp truyền thông Goldwyn, Metro và Louis Mayer sát nhập với nhau, logo ấy được MGM giữ lại. Kể từ đó cho đến nay đã có 5 chú sư tử được “hân hạnh” trở thành biểu tượng của hãng phim. Đầu tiên là chú Slats, mở đầu và “đồng hành” cùng thời kỳ phim câm của MGM từ năm 1924 đến năm 1928. Tiếp theo là Jackie, chú sư tử đầu tiên mà khán giả được nghe gầm gừ từ trong biểu tượng phát ra (mặc dù thời ấy vẫn là phim câm).

Vào năm 1932. Jackie cũng là chú sư tử đầu tiên có màu trên truyền hình. Diễn viên thứ ba cũng nổi tiếng nhất là Tanner (đến thời kỳ Tanner, Jackie vẫn được chiếu nhưng chỉ là phim trắng đen mà thôi) Sau khi thay đến chú sư tử thứ tư không rõ tên tuổi nhưng trông có vể hung dữ nhất. hãng MGM đã chọn Leo là chú sư tử thứ 5 trong suốt từ năm 1957 đến nay. Ngôn ngữ của hãng phim trên logo nghe khá thú vị là : “Art for Art’s sake” (Tạm dịch là “kỹ xảo vì mục đích nghệ thuật”)

 

635019813838827715 Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ


Dreamworks : Cậu bé “vắt vẻo” câu cá trên cung trăng

Năm 1994, vị đạo diễn nổi tiếng Steven Spielberg và cựu chủ tịch hãng phim Disney Jeffrey Katzenberg và nhà sản xuất đĩa David Greffen cùng nhau sáng lập một hãng phim mới mang tên Dreamworks. Chữ cái đầu tên của 3 người hợp thành chữ SKG được đặt ở dưới biểu tượng. Steven Spieberg mong muốn biểu tượng của DreamWorks sẽ gợi nhớ một thời kỳ hoàng kim của Hollywood. Ban đầu, logo này được thiết kế trên máy tính: Cậu bé ngồi trên cung trăng, buông cần câu xuống bầu trời, giữa một không gian tĩnh lặng, kỳ ảo….Thế nhưng giám đốc hình ảnh Dennis Muren thuộc bộ phận Âm thanh – Ánh sáng – kỹ xảo cho rằng một biểu tượng được vẽ thủ công sẽ tuyệt hảo hơn, Và Muren đã nhờ bạn mình, hoạ sĩ Robert Hunt thực hiện điều này.

Robert Hunt hợp tác cùng Dave Carson và Clint Goldman để vẽ và chỉnh sửa tranh. Sau đó, Hunt gửi cho Spielberg bản vẽ mới cũng là một cậu bé câu cá, nhưng lần này là cậu bé ngồi vắt vẻo, đung đưa trên vầng trăng lưỡi liềm. Hình mẫu của cậu bé ấy chính là con trai Wiliam yêu quí của Hunt.

 

635019813824443870 Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ


20th Century Fox : Con cáo của ” thế kỹ 20 với hai ngọn đèn pha “rực sáng”

Năm 1935, hãng phim Twentieth Century và công ty rạp chiếu bóng Fox kết hợp với nhau. Ban đầu, Biểu tượng của Century được hoạ sĩ vẽ tranh phong cảnh nổi tiếng Emil Kosa Jr. thiết kế trên nền trống và một số ảnh động. Sau cuộc sát nhập, Kosa chỉ cần thay chữ “Picture, Inc” thành “fox” và thế là một biểu tượng mới. Đến năm 1994, hãng phim đã sử dụng ảnh kỹ thuật ảnh ba chiều CGI để “cải tiến” lại logo cho hoành tráng hơn. Bên cạnh logo ấy, hoạ sĩ Kona còn nổi tiếng với bản vẽ thiết kế “Tượng Nữ Thần Tự Do”. Và sự nổi tiếng “ngang ngửa” với biểu tượng này chính là nhạc hiệu của phim “20 Century Fanfare” được nhạc sĩ Alfed và Newman sáng tác.

 

635019813872956390 Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ


Paramount: Ngọn núi tuyết hùng vĩ

Tiền thân của hãng phim Paramount là hãng phim Famous Players, được sáng lập bởi Adolph Zukor cùng hai anh em Frohman: Daniel và Charler vào năm 1912. Biểu tượng ngọn núi tuyết hùng vĩ của Paramount xuất xứ ban đầu từ một bức vẽ phác thảo nguệch ngoạc của W.W. Hodkinson trong cuộv họp với Zukor, dựa trên ngọn núi Ben Lomond từ quê hương Utah của ông. Đó là biểu tượng lâu đời nhất Hollywood còn tồn tại cho đến ngày nay. Sau này, hình mẫu mới cho logo đổi thành ngọn núi Antesonraju của Peru.

Ban đầu, biểu tượng có 24 ngôi sao, tượng trưng cho 24 diễn viên điện ảnh mà Pramount ký hợp đồng hợp tác. Bây giờ chỉ còn lại 12 ngôi sao, nhưng không ai biết lý do vì sao có 2 ngôi sao lại “bay mất tiêu”? Dĩ nhiên, số lượng diễn viên đang hợp tác cùng Paramount hiện nay phải nhiều hơn 24 người rồi.

 

635019813859197505 Điểm qua biểu tượng các hãng phim lớn của Mỹ

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>