Dấu ấn đậm nét Việt tại Mỹ

Sức mạnh của cộng đồng Việt kiều được báo chí Mỹ bình luận như một hiện tượng trong đời sống kinh tế Mỹ. Bài Vietnamese in U.S Take Stock of Community cách đây không lâu của Erin Texeira (Hãng tin AP) là một ví dụ. Điểm lại vài chấm phá trong đời sống Việt kiều Mỹ có thể khẳng định thêm rằng chính sách kêu gọi góp sức của cộng đồng Việt kiều là điều nhất thiết cần thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nói chung của Việt Nam.

Dấu ấn văn hóa

Ngoài cô gái nổi tiếng từng giành giải Cesar Phạm Linh Đan-người có mặt trong Chơi vơi, một phim gây chú ý nhiều nhất trong năm 2009-có không ít gương mặt trẻ diễn viên gốc Việt ít nhiều tạo tiếng vang trong làng điện ảnh nước ngoài. Katie Luong (Kathleen Luong) là một trong số đó. Sinh năm 1975, rời Việt Nam năm 1979 và định cư tại New York, Katie Luong là gương mặt quen thuộc trong làng điện ảnh Việt kiều. “Katie có năng khiếu diễn xuất lắm. Katie rất hồn nhiên trước ống kính”, đạo diễn Charlie Nguyễn, người đã quay những bài hát karaoke cho Katie cách đây hơn 10 năm, kể lại. Thật ra Katie cũng không nghĩ mình sẽ đi vào điện ảnh. Cô muốn trở thành nhà vẽ kiểu mẫu – fashion designer.

635059641474328420 Dấu ấn đậm nét Việt tại Mỹ 635059641482550550 Dấu ấn đậm nét Việt tại Mỹ
Diễn viên Katie Luong Diễn viên Siu Ta


Sau trung học, Katie vào Trường Fashion Institute of Design and Merchandising (FIDM) ở Costa Mesa, nhưng bỏ ngang. Cô bắt đầu có một đam mê: diễn xuất trước ống kính. Cơ hội diễn vai chính lại đến với Katie khi đạo diễn Victor Vũ mời cô đóng trong phim truyện đầu tay của anh – First Morning. Theo asiamedia.ucla.edu, Katie Luong từng diễn xuất cạnh những Charlize Theron, Patrick Swayze, James Spader và Eric Stoltz trong Two Days in the Valley của đạo diễn John Herzfeld và cũng xuất hiện trong loạt phim truyền hình nhiều tập Baywatch…

Siu Ta cũng là ngôi sao tên tuổi. Siu Ta đến Canada năm 7 tuổi. Cô tốt nghiệp Đại học Toronto môn kịch nghệ và xây dựng tên tuổi trong lĩnh vực điện ảnh cũng như sân khấu. Gần đây, làng điện ảnh còn có sự góp mặt của Nadine Trương, cử nhân Nhân chủng học Đại học California – Los Angeles năm 2003, gương mặt được đề cử giải Visual Communication Golden Reel 2009 cũng như từng được học bổng Mary Pickford. Tác phẩm mới nhất của cô là Shadow Man, câu chuyện kể về bi kịch chiến tranh…

Lĩnh vực ca nhạc cũng không thiếu gương mặt ngôi sao gốc Việt. Cách đây không lâu, cây bút âm nhạc tên tuổi Andrew Vontz (từng viết cho Outside và Rolling Stone) đã viết về thế hệ trẻ ca sĩ gốc Việt trên đất Mỹ trên tờ Los Angeles Times. Đó là Chosen 1 (nghệ danh của Victor Nguyen) và Trish Nguyen (Trish Thuy Trang) – những ngôi sao của hãng Asia Entertainment. Theo Andrew Vontz, Trish là sự phối hợp giữa Mariah Carey và Britney Spears, với một thể hiện mang phong cách Việt. Đến nay, Trish Nguyen đã tung ra 6 album solo. Trong khi đó, một số ca khúc của Chosen 1 đã được phát trong chương trình ăn khách Lost của Đài ABC…

Dấu ấn khoa học

Không ít gương mặt khoa học gia Việt kiều lừng lẫy trên thế giới. Một kỹ sư Đinh Trường Hân, người đoạt giải Môi sinh của Nhà Trắng năm 2006, được tạp chí Public Works chọn là một trong 50 nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn nhất năm 2006 và tiến sĩ Huỳnh Phước Đương, người từng được báo chí trong nước nhắc nhiều. Tiến sĩ Khoa học Ngô Bảo Châu, người vừa được Tạp chí Time của Mỹ bình chọn là một trong 10 phát minh tiêu biểu của khoa học thế giới năm 2009.

635059644041644570 Dấu ấn đậm nét Việt tại Mỹ 635059641488722030 Dấu ấn đậm nét Việt tại Mỹ
Tiến sỹ Lê Duy Loan Tiến sỹ Trung Dũng


Lê Duy Loan-người tiêu biểu của tấm gương nghị lực thành đạt trong cộng đồng Việt kiều. Theo tiểu sử đăng trên website Đại học Texas- Austin (utexas.edu), bà Lê đến Houston năm 1975 trong gia đình 9 người không có cha. Bốn năm sau, bà Lê tốt nghiệp Trung học Alief Hastings tại Houston lúc 16 tuổi và được chọn là học sinh đại diện đọc diễn văn cảm tạ thầy cô.

Năm 1981, khi còn học Đại học Texas – Austin (UT Austin) nhờ học bổng, Lê Duy Loan đã được tờ Houston Chronicle viết bài khen ngợi. Trong cùng năm, bà nhận được lời khen từ văn phòng Đại sứ Hà Lan bởi thành tích xuất sắc trong học tập và cố gắng trong chiến dịch gây quỹ giúp cộng đồng Việt kiều. Lấy bằng kỹ sư điện tử UT Austin năm 1982, bà Lê bắt đầu làm việc cho Texas Instruments (TI) – một trong những công ty công nghệ thông tin hàng đầu Mỹ. Thời gian làm việc cho TI, bà nỗ lực học thêm và giành bằng thạc sĩ quản trị doanh nghiệp từ Đại học Houston. Tại TI, bà nổi bật với 21 bằng sáng chế.

Năm 2000, bà có tên trong danh sách “20 phụ nữ xuất sắc nhất Houston trong lĩnh vực kỹ thuật”. Năm sau, bà có tên trong Viện bảo tàng vinh danh quốc tế dành cho giới nữ trong kỹ thuật. Bà cũng được chọn là “Kỹ thuật gia quốc gia trong năm”, trở thành nhân vật chính trong phóng sự đặc biệt của tờ EE Times (một trong những chuyên san kỹ thuật hàng đầu Mỹ). Năm 2002, bà là gương mặt châu Á đầu tiên được bầu làm viện sĩ TI. Năm 2005, Lê Duy Loan lại được chọn là “Kỹ sư Mỹ gốc Á trong năm”. Và người đàn bà mạnh mẽ này còn “sở hữu” chiếc đai đen Taekwondo!

Tháng 7/2009, trong danh sách 100 nhà khoa học được trao Giải thưởng Tổng thống dành cho khoa học gia và kỹ sư khởi đầu sự nghiệp, người ta thấy có tên giáo sư-tiến sĩ Vicky Thảo D. Nguyễn thuộc Đại học John Hopkins, tác giả của hơn 10 bài nghiên cứu trong các tạp chí chuyên ngành và từng trình bày công trình ở nhiều hội thảo khoa học khắp thế giới. Công trình nghiên cứu của tiến sĩ Thảo Nguyễn tập trung vào ngành cơ khí sinh học (biomechanics). Khoa học gia Thảo Nguyễn tốt nghiệp cử nhân Viện Công nghệ Massachusetts và lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Stanford…

Nhân vật nữa có thể kể đến là Trung Dũng, gương mặt từng xuất hiện trên các tạp chí quen thuộc Forbes, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle cũng như trong quyển The American Dream của nhà báo kỳ cựu Dan Rather. Hiện là tổng giám đốc điều hành Fogbreak Software (công ty do chính ông sáng lập), Trung Dũng lấy tiến sĩ khoa học máy tính Đại học Boston sau khi giành cử nhân toán và khoa học máy tính Đại học Massachusetts. Tháng 5/2004, Trung Dũng được trao Giải Đuốc vàng. Ông Dũng từng gây chú ý khi bán Công ty OnDisplay do mình sáng lập cho tập đoàn Vignette với giá 1,8 tỷ USD. Cần nói thêm, ông Dũng tạo dựng sự nghiệp từ vỏn vẹn 2 USD khi đặt chân đến Mỹ.

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>