Chuyên gia xúc tiến Thương mại Việt – Mỹ

635048516892983610 Chuyên gia xúc tiến Thương mại Việt   MỹĐối với các thị trường quan trọng của Việt nam không thể không nhắc đến thị trường Hoa Kỳ. Với tổng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ năm 2012 là 13,4 tỷ USD và nhập khẩu trên 4,6 tỷ USD khẳng định Hoa Kỳ đã trở thành đối tác và là thị trường hàng đầu của Việt nam những năm qua. Tuy nhiên, việc thâm nhập và trụ vững trên thị trường này không phải là điều dễ dàng, đặt ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam những thách thức lớn là làm sao vừa phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà lại vừa phải phát huy được ưu thế về bản sắc văn hóa tạo nền tảng gia tăng giá trị của Doanh nghiệp, cũng như tăng giá trị nhập khẩu gần với mức xuất khẩu trong cuộc chơi chung WTO.

Mời độc giả cùng PV NuocMy.org trò chuyện với ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục  Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, người đã có nhiều năm giữ vị trí Tham tán Thương mại Việt Nam tại thị trường Italia.

Đôi nét về diễn giả:  Ông Trần Thanh Hải là Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương. Ông đã tham gia hoạt động nhiều năm trong các lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế, thương mại điện tử trước khi giữ vị trí Tham tán Thương mại tại Italia. Ông là tác giả một số quyển sách về hội nhập kinh tế quốc tế và đã lấy bằng thạc sỹ về quản lý hành chính công tại Trường Đại học Quốc gia Singapore.

PV: Thưa ông Hải, ông có thể giúp độc giả hình dung khái quát về công việc của chuyên gia xúc tiến thương mại?

Chuyên gia xúc tiến thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài, giúp doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm cơ hội kinh doanh, bán hàng, mua hàng, tìm đối tác đầu tư từ thị trường ngoài nước. Chuyên gia xúc tiến thương mại có thể hoạt động ở những địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Ví dụ Tham tán và Tùy viên Thương mại là những chuyên gia xúc tiến thương mại đặt ở nước ngoài, có điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận sát nhất với các doanh nghiệp của nước sở tại. 

Xúc tiến thương mại là một hoạt động nghiêm túc, đòi hỏi có sự đầu tư, đào tạo, tìm tòi, tự cập nhật. Công việc  này đòi hỏi những con người nhanh nhẹn, nhiệt tâm, có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết rõ những vấn đề của doanh nghiệp. Chuyên gia làm xúc tiến thương mại không chỉ cung cấp dịch vụ đơn thuần mà phải đặt mình vào vị trí của doanh nhân để hiểu nhu cầu, tâm tư, hoạt động của doanh nhân nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nhân về tìm kiếm thị trường, đối tác.

PV: Vai trò của chuyên gia xúc tiến thương mại có ảnh hưởng như thế nào tới sự thành bại của doanh nghiệp Việt Nam khi tiến ra thị trường quốc tế?

Chuyên gia xúc tiến thương mại là người có vai trò quan trọng đối với khả năng tìm kiếm, mở rộng thị trường của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có hạn chế về nguồn lực tài chính và con người, về trình độ của cán bộ thị trường, về khả năng tiếp cận đối tác.
Đối với những thị trường xa xôi, thị trường chưa có nhiều người khai phá, chuyên gia xúc tiến thương mại có thể đóng vai trò quyết định trong việc thiết lập quan hệ đối tác cho doanh nghiệp; đồng thời tư vấn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn phương hướng kinh doanh, đối tác, mặt hàng, xu hướng tiêu dùng phù hợp tại địa bàn.

PV: Ông có thể chia sẻ cho độc giả một vài kinh nghiệm kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đưa sản phẩm và dịch vụ của mình ra thị trường quốc tế, trong thời gian ông làm Tham tán thương mại Việt Nam tại Italia?

Trong thời gian làm Tham tán Thương mại tại Italia, tôi và các đồng nghiệp đã thực hiện nhiều nghiệp vụ xúc tiến thương mại khác nhau, từ việc tổ chức các hội thảo quảng bá cơ hội đầu tư, kinh doanh của Việt Nam với doanh nghiệp sở tại; tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp Italia vào Việt Nam tìm đối tác; giúp đỡ các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang tìm thị trường tại Italia; giúp doanh nghiệp Việt Nam xác minh đối tác và tham gia giải quyết tranh chấp khi có vụ việc phát sinh; biên soạn và in sách hướng dẫn về thị trường Việt Nam cho doanh nhân Italia, phát hành bản tin điện tử hai tuần một lần gửi đến các tổ chức xúc tiến thương mại và doanh nghiệp Italia, v.v…

Trong thời đại hiện nay, việc sử dụng các kênh tiếp thị thông qua phương tiện điện tử ngày càng chiếm vị trí quan trọng do sự thuận tiện, chi phí thấp và đặc biệt là khả năng tiếp cận đối tác mà không bị hạn chế về khoảng cách địa lý. Các doanh nghiệp và các chuyên gia xúc tiến thương mại đều nên tận dụng phương thức này để làm tốt hơn công việc của mình.

PV: Thưa ông, hiện nay một trong những hoạt động xúc tiến thương mại đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện đó là xúc tiến thương mại hai chiều Việt – Mỹ. Đối với nhiều doanh nghiệp, thị trường Mỹ vừa là cơ hội lớn nhưng lại tiềm ẩn không ít thách thức do những đòi hỏi khắt khe của thị trường. Vậy doanh nghiệp cần chuẩn bị như thế nào để có được cơ hội hợp tác song phương này?

Trước tiên, doanh nghiệp cần tìm hiểu rất kỹ về hoạt động xúc tiến thương mại cũng như bài học kinh nghiệm từ những doanh nghiệp đã có tiền lệ hợp tác với doanh nghiệp Mỹ. Tuy nhiên, kiến thức thực tế mới là yếu tố quyết định. Vì vậy các bạn cần chuẩn bị cho mình càng sớm càng tốt để xâm nhập thực tế. Thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã có những động thái rất đáng khích lệ như cử cán bộ sang Mỹ học tập, giao lưu với các doanh nghiệp Mỹ hoặc với các trường đại học uy tín – là cái nôi cho ra đời rất nhiều nhân tài kinh doanh và chuyển giao những kiến thức quý báu về thị trường địa phương một cách sát sườn. Do đó, với những doanh nghiệp đang trên đà theo đuổi tham vọng xâm nhập một thị trường tiềm năng như Mỹ, hãy bắt đầu bằng tìm hiểu, trau đồi thông tin về môi trường kinh doanh, về các lĩnh vực ngành nghề, tự hoàn thiện mình trong đó xâm nhập thực tế là điều kiện tiên quyết.

Chúc các bạn thành công với mong muốn đưa doanh nghiệp Việt vươn xa và hùng mạnh hơn nữa!”
PV: Cảm ơn ông!

635048522769511785 Chuyên gia xúc tiến Thương mại Việt   Mỹ
NuocMy

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>