CEO giỏi là người biết cách phát triển từ cái tốt thành cái vĩ đại
Cách bạn phân phối tiền bạc sẽ cho mọi người thấy bạn coi trọng và không coi trọng cái gì. Các quyết định mang tính chiến lược cần phù hợp với các nguồn lực tài chính của bạn. Bạn quyết định tiền sẽ chi cho việc gì, và điều đó sẽ quyết định số phận của công ty bạn.
3. Văn hóa và các giá trị
- Bạn có muốn Tìm Việc Nhanh hay không? Chắc chắn là muốn rồi đúng không nào! Mạng Việc Làm sẽ dư sức đáp ứng điều đó cho bạn. Có được Việc Làm Nhanh chóng và hiệu quả, dễ dàng cho bạn tìm kiếm những môi trường làm việc phù hợp với mong muốn của mình!
Trách nhiệm này thực sự là trách nhiệm số 1 của tôi mặc dù nó nằm ở vị trí thứ 3 trong danh sách này.
Các CEO thường được dạy rằng các giá trị cốt lõi mới là quan trọng nhất. Tôi có thể khẳng định rằng đúng là chúng là tất cả, nhưng chỉ khi bạn thực sự sở hữu chúng. Nếu bạn không sở hữu chúng từ trong trái tim, thì đừng bận tâm tới chúng. Hãy loại chúng ra vì chúng sẽ có hại nhiều hơn là có lợi.
Văn hóa công ty là kết quả trực tiếp của các giá trị cốt lõi của công ty bạn. Bạn không thể đưa ra những câu trích dẫn trong các cuộc họp tại công ty để chuyển tải văn hóa. Văn hóa chỉ đơn giản là kết quả của những giá trị cốt lõi mà bạn thực hiện.
Bí quyết nằm ở cách bạn thực hiện các giá trị cốt lõi nhiều hơn định nghĩa các giá trị cốt lõi là gì. Bạn có tuyển dụng dựa trên các giá trị cốt lõi đó không? Bạn có chấm dứt hợp đồng lao động với ai đó vì họ vi phạm các giá trị đó không? Hãy hỏi bản thân câu hỏi này: nếu nhân viên bán hàng số 1 của bạn vi phạm giá trị cốt lõi trung thực, bạn có sa thải người đó không? Mọi hành động của bạn từ lớn đến nhỏ đều được mọi người trong công ty quan sát và cảm nhận. Chúng luôn có nhiều ý nghĩa hơn các khẩu hiệu trên tường.
Giá trị cốt lõi của bạn xác định bạn là ai. Đó là chuỗi DNA của bạn. Đó là những gì tạo nên bạn.
Khi các giá trị cốt lõi của bạn là thật thì những quyết định lớn sẽ trở nên dễ dàng, và các quyết định nhỏ cộng lại sẽ đem lại những tác động lớn. Khi bạn biết bạn là ai, các quyết định có thể tới theo nhiều cách.
Ví dụ, chúng tôi mở quỹ doanh nghiệp xã hội, tiếp sau là ba công ty khác nhau với mục tiêu là chọn ra một và chỉ tập trung vào đó. Khi đến lúc ra quyết định và bỏ đi 2 công ty, chúng tôi rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Một công ty đã có dòng tiền tích cực trong vòng hai tháng, nhưng chúng tôi vẫn không vui. Một công ty khác đem lại những cảm xúc lớn lao vì nó giải quyết căn bệnh ung thư của mẹ tôi, nhưng nó không phải dự án mà chúng tôi ưa thích.
Sau cùng, chúng tôi đã xem lại các giá trị cốt lõi đam mê và thực tế. Chúng tôi đã nhận ra rằng chúng tôi phải làm cái mà chúng tôi đam mê và dù đưa ra quyết định thế nào, chúng tôi vẫn phải thực tế với chính bản thân mình. Sau đó, quyết định đã tới một cách nhanh chóng và chúng tôi đã quyết định tập trung vào sáng kiến đầu tiên.
4. Phương hướng chiến lược
Nhiều nhà sáng lập và CEO tôi từng gặp thực sự giỏi việc này. Họ thực sự giỏi trong việc quyết định nên đi đâu và đưa ra các chiến lược tổng thể để tới đích đó. Sau cùng, thường những người sáng lập là người đưa công ty từ chỗ chỉ là một ý tưởng với vài ngàn đô la tiền mặt đến vị trí hiện tại.
Phương hướng chiến lược là những bước đi lớn mà công ty cần thực hiện để đạt được các mục tiêu. Bạn làm việc này bằng cách đặt ra và truyền đạt các mục tiêu của công ty trước tiên. Tiếp theo, bạn xác định thành công sẽ như thế nào. Sau đó, theo Stephen Covey, bạn “bắt đầu với sự suy nghĩ về cái kết” và quay lại làm việc.
Giờ đây, điều quan trọng cần ghi nhớ ở đây là điểm thứ 4 trong danh sách này thực ra là trách nhiệm mà bạn chia sẻ với tập thể của mình. Nếu bạn không làm như vậy, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng yếu kém của chính công ty bạn. Bạn không thể là người duy nhất vạch ra cách hoàn thành các mục tiêu chính. Hãy dẫn dắt nhóm của bạn vạch ra cách làm và đứng sang một bên.
Và nếu bạn muốn bán công ty của mình, bạn cần học cách chia sẻ trách nhiệm này và chia sẻ tốt nó.
5. Xây dựng đội nhóm
Có bao nhiêu người sáng lập ở đây là những người tuyển dụng đội nhóm, bán giấc mơ và khiến mọi người xích lại gần nhau vì một mục tiêu chung?
- Các nhà tuyển dụng luôn muốn Tuyển Dụng Nhanh và hiệu quả hệ thống nhân sự cho công ty? Ứng viên thì cũng trong tình trạng tìm kiếm Viec Lam Nhanh cho mình. Đừng lo, MangViecLam.com sẽ giải quyết tất cả!
Đừng bao giờ ngừng tìm kiếm những nhân tài chủ chốt và đừng bao giờ ngừng phát triển họ.
Tôi đã thấy nhiều người sáng lập tạo dựng một đội ngũ, bắt tay vào làm việc và sau đó quên làm một trong những việc quan trọng nhất mà ban đầu họ làm – xây dựng đội ngũ và phát triển họ. Và điều này cuối cùng lại dẫn đến sự tăng trưởng yếu kém.
Là đạo diễn của chính bộ phim của mình, bạn đừng quên những bài học mà Hollywood biết rất rõ, rằng mọi thứ đều khởi đầu với một đội ngũ. Danny Ocean sẽ ở đâu nếu không có Ocean’s Eleven? Neo sẽ ở đâu nếu không có Morpheus và Nebuchadnezzar? Hãy tập hợp đội ngũ đó lại với nhau và đừng bao giờ ngừng việc xây dựng.
6. Dỡ bỏ rào cản
Hãy thử tưởng tượng bạn là chủ của một đội bóng rổ chơi ở giải bóng rổ nhà nghề NBA. Bạn biết mình không thể chơi trong cuộc chơi này. Bạn có các cầu thủ và những cầu thủ này cần tập trung vào trận đấu. Họ khó có thể chơi tốt nếu xe buýt của đội luôn hỏng, những bài báo ác ý khiến họ mất nhuệ khí hoặc nếu bác sĩ riêng của đội chỉ chú tâm làm việc tư của ông ta. Tất cả những điều này sẽ cản trở các cầu thủ tập trung vào trận đấu.
Công việc của bạn là đảm bảo loại bỏ mọi rào cản (hay ít nhất là đẩy chúng sang lề đường), những tảng đá lăn cản trở tiến độ. Bạn có thể để đội ngũ của mình thực hiện việc đó, nhưng làm thế thì ai sẽ thi đấu?
7. Cung cấp các nguồn lực
Công việc của bạn là đảm bảo công ty và các nhân viên đều có các nguồn lực cần thiết để thành công. Các nguồn lực có thể được phân chia thành 4 loại: tài chính, con người, vật chất và những thứ vô hình.
Theo Dun & Bradstreet và cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ, thì khoảng 75% các doanh nghiệp không tồn tại qua 3 năm đầu tiên, và lý do thứ hai là thiếu vốn đầu tư. Vì vậy, nếu bạn đang thiếu các nguồn lực tài chính, hãy đi tìm kiếm vốn.
Nhân công là chi phí và tài sản lớn nhất của bạn, vì vậy hãy trao cho các nhân viên mọi thứ cần thiết để thành công và hãy để họ làm những việc mà bạn thuê họ làm. Với tôi, điều đó có nghĩa là đào tạo hợp lý, lãnh đạo, các khoản ưu đãi và văn hóa. Ví dụ, lãnh đạo là một trong những cách tốt nhất (và miễn phí) để phát huy khả năng của đội ngũ nhân sự. Thật ngạc nhiên khi chỉ một lời “Cảm ơn” đơn giản hoặc 5 phút lắng nghe mối bận tâm của một nhân viên có thể nâng cao tinh thần và hiệu quả làm việc.
Những thứ vô hình là những nguồn lực mà nhiều người trong số chúng ta còn không biết đến sự tồn tại của chúng. Các kinh nghiệm sống và những mối liên lạc mà mọi người đang nắm giữ đều có sức mạnh. Ví dụ, bạn có biết anh rể của nhân viên kế toán mới của bạn đang làm việc cho một khách hàng tiềm năng lớn không? Thế còn về tài sản trí tuệ của bạn thì sao? Nó có thể được cấp phép hoặc tái định vị trong các thị trường khác nhau không? Danh tiếng của bạn trong ngành là nhà lãnh đạo tư tưởng thì thế nào?
Đừng xa rời thực tế rằng bạn cung cấp sân bãi, bóng và các cầu thủ. Họ sẽ lấp đầy khán đài, họ thi đấu và họ là những người duy nhất có thể giành chiến thắng trong cuộc đấu.
8. Dự thảo ngân sách
Bạn có thể có CFO (Giám đốc tài chính) đảm nhiệm việc dự báo và mô hình hóa, nhưng là một CEO, công việc của bạn là quyết định phân bổ tiền vào đâu. Bán hàng? Marketing? Các khoản ưu đãi? Bạn đang cân bằng nhu cầu mua các công cụ phần mềm mới với các chương trình về nguồn nhân lực trong ngân sách của bạn như thế nào? Dù thế nào bạn vẫn là người quyết định. Một người bạn chơi bài tây với tôi đã từng nói rằng: “Hãy nghĩ các quân bài của anh là những viên đạn. Đừng phung phí chúng một cách ngu ngốc”.
Cách bạn phân phối tiền bạc sẽ cho mọi người thấy bạn coi trọng và không coi trọng cái gì. Các quyết định mang tính chiến lược cần phù hợp với các nguồn lực tài chính của bạn. Bạn quyết định tiền sẽ chi cho việc gì, và điều đó sẽ quyết định số phận của công ty bạn.
Ghi chú quan trọng là cứ mỗi năm danh sách này lại dài thêm đối với tôi. Vì vậy, mỗi năm bạn hãy chú ý xem công ty mình đang ở đâu, nguồn lực của bạn gồm những gì, bạn đang đi về đâu, mục tiêu của bạn là gì và bạn là ai ở thời điểm đó trong cuộc sống.
♠ Cần thêm thông tin về các việc làm cũng như nhân sự, hãy thử tham khảo các mục dưới đây:
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply