Các mẫu bàn ăn phổ biến nhất dành cho nhà nhỏ

Hơn nữa, việc sử dụng cũng sẽ rất tiện lợi khi chiếc bàn ăn có thể thu nhỏ thành một chiếc bàn trà để tiếp khách hoặc thành không gian làm việc ấn tượng. So với các loại bàn ăn thông thường, bàn thông minh còn có khả năng gấp gọn đáng kinh ngạc, giúp tiết kiệm tối đa diện tích.
Nếu ngôi nhà không có đủ diện tích để thiết kế một phòng ăn rộng, gia chủ vẫn có thể thỏa sức trang trí góc ăn uống nhỏ nhắn của gia đình mình với những mẫu bàn ăn thông minh, bàn ăn tròn hay bàn ăn kiểu quầy bar.

Một chiếc bàn ăn nhỏ đặt trong phòng bếp hay cạnh cửa sổ sẽ giúp bữa cơm gia đình thêm tuyệt vời hơn bao giờ hết. Nhưng hiện nay, với diện tích eo hẹp của các ngôi nhà phố hay các căn hộ chung cư, nhiều gia đình chọn thiết kế phòng bếp rất qua loa để dành diện tích cho các không gian chức năng khác. Việc thiết kế nội thất vì thế ngày càng được cải tiến để vừa đảm bảo công năng, vừa tiết kiệm diện tích.

Mỗi mẫu thiết kế bàn ăn sẽ có nét đẹp riêng, phù hợp với từng không gian phòng bếp. Trong đó, bàn ăn thông minh, bàn ăn tròn, bàn ăn quầy bar, bàn ăn tích hợp và bàn kiểu Nhật là những loại bàn ăn phổ biến nhất dành cho nhà nhỏ.

Bàn ăn thông minh

Mẫu bàn ăn thông minh hiện đã không còn xa lạ với nhiều gia đình. Gần đây, có rất nhiều gia đình sống trong những không gian nhỏ lựa chọn sử dụng bàn ăn thông minh để vừa tạo nên một vẻ đẹp hài hòa cho tổng thể không gian, vừa không gây cảm giác bí bách.

Bạn đang muốn thiết kế nội thất hay trang trí nội thất cho nhà bạn hay đến với chung tôi để có mẫu nhà đẹp nhật và nhận được các ý tưởng thiết kế nội thất độc đáo nhất và chọn cho nhà mình mẫu nội thất nhà đẹp nhất

 

Hơn nữa, việc sử dụng cũng sẽ rất tiện lợi khi chiếc bàn ăn có thể thu nhỏ thành một chiếc bàn trà để tiếp khách hoặc thành không gian làm việc ấn tượng. So với các loại bàn ăn thông thường, bàn thông minh còn có khả năng gấp gọn đáng kinh ngạc, giúp tiết kiệm tối đa diện tích.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu bàn ăn thông minh làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Phổ biến hơn cả là mẫu bàn ăn làm từ gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên.

Xem Thêm:  Top 5 kinh nghiệm chọn nội thất phòng khách đẹp cực chuẩn

 

Bàn ăn kiểu quầy bar

Với một không gian bếp nhỏ, bạn có thể mua hoặc đặt riêng những chiếc bàn ăn hình chữ nhật với phần chân cao để vừa làm kệ bếp, để đồ đạc kết hợp làm bàn ăn. Cũng có không ít gia đình chọn thiết kế bàn ăn theo kiểu quầy bar vì vẻ đẹp và tính tiện dụng của nó.

 

Với người Việt, kích thước quầy bar phù hợp thường có chiều cao trong khoảng 90-110cm. Ghế cho quầy bar là loại ghế chân cao, có giá kê chân và có lưng tựa thấp hoặc có thể điều chỉnh độ cao.

Vật liệu làm bàn và ghế quầy bar rất đa dạng, bạn có thể lựa chọn theo sở thích và theo phong cách thiết kế chung của ngôi nhà. Nếu thích vẻ đẹp lung linh, sang trọng, bạn có thể chọn làm mặt quầy bar bằng chất liệu đá tự nhiên. Còn nếu muốn một căn bếp hiện đại, quầy bar với tông màu đen kết hợp với mặt quầy làm từ gỗ xoan đào sẽ là ý tưởng đáng để bạn tham khảo. Nếu không, bạn có thể chọn chất liệu gỗ, kính hoặc kim loại nhiều màu sắc.

Riêng với ghế ngồi, một lời khuyên là bạn nên chọn loại ghế nhẹ, thanh mảnh và có chút cách điệu để tạo điểm nhấn và dễ dàng di chuyển.

Bàn ăn tích hợp

Một chiếc bàn ăn cố định sẽ khiến phòng bếp nhỏ càng thêm chật hẹp. Thay vì thiết kế theo cách thông thường, bạn có thể chọn một góc thoáng để gắn chiếc bàn ăn lên tường hoặc kết hợp bàn ăn với ngăn tủ. Chỉ cần đặt thêm một vài chiếc ghế ngồi xung quanh là bạn đã có không gian ăn uống vô cùng tiện lợi. Đây là một giải pháp thú vị dành cho những căn bếp eo hẹp về diện tích.

 

Đặc biệt, phòng bếp nếu có khung cửa sổ mở ra khung cảnh thiên nhiên bên ngoài thì sẽ càng thông thoáng và lãng mạn. Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn thiết kế một chiếc bàn ăn gắn ngay bên khung cửa sổ, vừa dùng bữa vừa ngắm nhìn không gian bên ngoài.

Với lối thiết kế này, bạn nên chọn tông màu trắng kết hợp với màu pastel để mang đến một vẻ đẹp vừa tươi mới vừa nhẹ nhàng. Vào buổi tối, để tăng thêm phần lung linh và ấm cúng, bạn hãy thử treo một vài chiếc đèn nhỏ bên khung cửa sổ.

Bàn ăn tròn

Thay vì kiểu bàn chữ nhật hay bàn hình vuông, bàn tròn là lựa chọn hàng đầu mà các gia đình có bếp nhỏ nghĩ đến. Bàn tròn có nhiều ưu điểm như kích thước nhỏ nhắn, đường nét mềm mại nên tạo được sự cân đối về kết cấu trong phòng bếp, tính ứng dụng cao, tăng sự gần gũi, thân mật giữa các thành viên trong gia đình. Bàn tròn cũng dễ dàng đặt ở các góc nhà mà không tốn quá nhiều diện tích.

 

Những chiếc ghế lưng tựa chắc chắn khi sử dụng xong có thể đẩy chúng vào phía dưới mặt bàn để tạo thành một thể ngăn nắp, gọn gàng.

Bàn ăn tròn cũng có nhiều mẫu mã, kiểu dáng với những phong cách khác nhau để người dùng được thoải mái lựa chọn. Một bộ bàn ăn tròn màu trắng với phần chân bàn được biến tấu và những chiếc ghế có mặt ghế được bọc da sẽ mang đến một vẻ đẹp nhẹ nhàng, sang trọng. Trong khi đó, nếu chuộng vẻ đẹp cổ điển, gia chủ có thể chọn mẫu bàn làm từ gỗ tự nhiên được chạm khắc cầu kỳ.

Bàn ăn kiểu Nhật

Hiện nay có rất nhiều người thích phong cách của những mẫu bàn ăn kiểu Nhật. Đây là mẫu bàn khá đơn giản với kiểu dáng thấp đi kèm với những chiếc nệm ngồi có thể cất gọn khi không sử dụng. Hoặc nếu không thích sử dụng nệm, bạn có thể thay thế bằng ghế ngồi thấp có phần tựa lưng uốn cong nhằm tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngồi.

 

Một chiếc bàn ăn nhỏ kiểu Nhật ngoài công dụng chính còn có thể sử dụng làm bàn trà, nơi tiếp khách. Khi tích hợp thêm các ngăn kéo ở gầm bàn, bạn sẽ có thêm nhiều không gian để đựng đồ đạc.

Thông thường, bàn ăn kiểu Nhật được làm từ gỗ đã được tẩm sấy kỹ để đảm bảo không bị co ngót, mối mốc, ẩm mốc. Chất liệu này không những gần gũi với thiên nhiên mà còn tạo cảm giác hiện đại, sang trọng. Nếu muốn tăng thêm phần mềm mại và trẻ trung cho không gian ăn uống, gia chủ có thể tham khảo mẫu bàn ăn có trang trí thêm một vài chi tiết nhỏ ở cạnh bàn.

 

Cùng Danh Mục :

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

You may use these HTML tags and attributes: <a href="" title=""> <abbr title=""> <acronym title=""> <b> <blockquote cite=""> <cite> <code> <del datetime=""> <em> <i> <q cite=""> <s> <strike> <strong>