Tổng hợp biệt danh các bang của Mỹ
Các bang trên bản đồ nước Mỹ |
Tuy nhiên những bang khác có biệt danh gây nên sự tò mò ngay cả đối với người Mỹ. Chẳng hạn như tại sao bang Utah được gọi là “Bang Tổ Ong?” Có phải loại côn trùng vo ve này có nhiều hơn thường lệ tại bang khô cằn ở miền tây này không? Không, nhưng ở đó có nhiều người theo đạo Mặc-môn hơn các nơi khác trên nước Mỹ, và Tổ Ong là biểu tượng của Giáo hội Mặc-môn về sự cần cù. Mọi người có thể nhìn thấy dấu hiệu này trước lối vào các cửa hàng và trên các huy hiệu hoặc con dấu của bang Utah.
Còn một điều lý thú nữa, Connecticut được gọi là “Bang của hạt đậu khấu” nhưng không phải là vì bang này có nhiều hạt đậu khấu, một món hàng quý giá các thủy thủ thường mang về sau những chuyên đi buôn tại châu Á. Người dân Connecticut miền đông bắc Hoa Kỳ, thường được gọi là dân Yankee, có tiếng là sắc sảo trong doanh thương, sắc sảo đến độ theo như lời truyền khẩu họ có thể bán những hạt đậu khấu giả bằng gỗ cho những người lạ mặt.
Bang Indiana miền trung tây Hoa Kỳ được gọi là “Bang Hoosier,” từ này có nhiều nghĩa, nhưng không ai biết chắc nghĩa nào là đúng. Có một câu chuyện kể rằng những người đến định cư đầu tiên tại Indiana có một ít bồn chồn khi mở cửa cho khách và họ thường hỏi “Who’s zher?” có nghĩa là “Ai đó?” Câu này về sau đọc trại thành “Hoosier” cho đến bây giờ. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà lập pháp Indiana thích gọi bang mình là “Ngả ba của nước Mỹ.” Bang North Dakota vùng đồng bằng bắc Mỹ được gọi là “Bang Flickertail” Có lẽ bạn đoán Flickertail là một loài chim đẹp của đồng cỏ. Nhưng không phải vậy, Flickertail là một loài sóc nhỏ chạy lăng xăng trên mặt đất.
Những cư dân đầu tiên tại bang Missouri miền trung tây có tiếng rất cứng đầu và hay nghi ngờ nên bang này được gọi là “The Show-Me State,” hãy chỉ cho tôi coi. Còn có những bang khác có những biệt danh gợi trí tò mò như “Bang Cây Buckeye,” “Bang Người Đến Sớm,” “Bang Hòn Đá Quan Trọng,” và “Bang Gà Mái Xanh.”
Chắc chắn một điều, không có người làm nghề PR nào có thể giải thích được thế nào là “Gà Mái Xanh.”
Theo Ted Landphair
Leave a Reply