Giáo dục là một hình thức đầu tư
GS John Vu |
John Vũ là Giáo sư kiêm nhiệm tại Viện nghiên cứu phần mềm của Đại học Carnegie Mellon, và là Nghiên cứu viên kĩ thuật và Kĩ sư trưởng Công nghệ Thông tin tại Boeing, hỗ trợ cho việc phát triển máy bay thương mại và các đối tác toàn cầu. Trong 15 năm làm việc ở Boeing, ông đã từng là nhà vô địch về cải tiến qui trình ở Boeing với những kết quả có ý nghĩa. Ông đã huấn luyện hơn 10 000 kĩ sư về kĩ nghệ phần mềm; tiến hành trên 100 cuộc thẩm định và hỗ trợ nhiều tổ chức đạt tới mức cao của Mô hình trưởng thành năng lực (CMM/CMMI). Ông cũng là sáng lập viên của SPIN Seatle và quản lý tổ chức này từ 1996 tới 2003. Trước khi gia nhập Boeing, John đã giữ nhiều vị trí kĩ thuật then chốt tại Teradyne, Litton Industries; HP, Motorola và GTE.
Dưới đây NuocMy.org xin trân trọng giới thiệu bài trao đổi của GS John Vũ về giáo dục:
Một người mẹ viết cho tôi: “Con trai tôi sẽ vào đại học sang năm và tôi cần vài lời khuyên về lĩnh vực học tập nào để nó có thể thành công trong nghề nghiệp. Xin thầy giúp cho.”
Đáp: Giáo dục đại học là đầu tư vào tương lai – tương lai của con bạn. Đây là quyết định mà bố mẹ KHÔNG nên đưa ra một mình mà nên là quyết định cùng nhau giữa bố mẹ và con cái. Là bố mẹ, bạn cần thảo luận với con bạn về nên vào trường nào, nên học lĩnh vực gì, và nghề nào sẽ là tốt nhất cho chúng dựa trên một số sự kiện và dữ liệu. Cùng nhau bạn và con bạn phải khảo sát đại học nào có danh tiếng tốt, chương trình được tổ chức tốt, và các thầy khoa có chất lượng. Cùng nhau bạn và con bạn cần tìm ra chương trình đào tạo để xác định liệu trường có chương trình đào tạo hiện thời nhất hay không. Dựa trên những yếu tố này, bạn và con bạn cần thảo luận lĩnh vực học tập nào sẽ là phù hợp cho chúng mà có thể đem lại kết quả tốt nhất. Đây là những yếu tố xác định ra nghề nghiệp của con bạn, việc làm của chúng, cuộc sống của chúng, và tương lai của chúng.
Lựa chọn đại học đúng, lĩnh vực học tập đúng, chương trình đào tạo đúng là KHÔNG dễ cho nên bạn và con bạn phải để thời gian để ra quyết định cùng nhau. Đây có lẽ là quyết định quan trọng nhất mà gia đình bạn sẽ đưa ra và điều đó yêu cầu nghiên cứu tập trung và tới thăm nhiều đại học, nói chuyện với các thầy trong khoa, những người quản trị nhà trường, cũng như với các sinh viên khác để có được mọi sự kiện và dữ liệu trước khi ra quyết định. Mọi đại học đều có một số chương trình tốt và một số chương trình trung bình vì không đại học nào là giỏi về mọi thứ. Điều đó là tuỳ ở việc khảo sát của bạn trước khi ra quyết định vì đó là đầu tư của bạn vào tương lai con cái bạn. Con bạn có thể không thấy điều đó hôm nay hay vài năm tới nhưng chúng sẽ thấy sự khác biệt khi chúng tốt nghiệp. Mặc dầu điều đó là bất thường nhưng lời khuyên tốt nhất về lựa trường và lĩnh vực học tập thường tới từ những sinh viên hiện đang học từ trường đó. Khi sinh viên nói cho bạn điều họ đã làm, điều họ đang làm sau khi tốt nghiệp, và loại nghề nghiệp nào họ có, và rồi bạn có thể rút ra kết luận riêng của bạn.
Nếu bạn biết sinh viên đang học ở trường mà bạn quan tâm, liên hệ với họ và hỏi một số câu hỏi. Nếu bạn hỏi cùng câu hỏi về từng trường bạn thích, bạn sẽ có thông tin mà có thể giúp cho bạn ra quyết định tốt. Sau đây là một số ví dụ: “Lí do gì mà bạn chọn trường này? Chương trình nào là tốt nhất cho sinh viên trong trường này? Chương trình đào tạo đáp ứng hay không đáp ứng cho mong đợi của bạn? Bạn thích các sinh viên khác trong trường này thế nào? Bạn thích việc đào tạo và các thầy khoa thế nào? Chương trình đào tạo có cập nhật không? Họ có chương trình đặc biệt nào không? Chương trình tốt nhất trong trường này là gì?” Theo kinh nghiệm của tôi, sinh viên hiện thời sẽ thường nói cho bạn câu trả lời thẳng và trung thực. Họ chẳng có gì phải che giấu bằng việc chia sẻ kinh nghiệm của họ và thông tin của họ và những lời bình luận sẽ cực kì có giá trị cho con bạn ra quyết định.
Thỉnh thoảng, sau khi ra quyết định về trường và chương trình đào tạo, điều cũng sẽ có ích là con bạn có cơ hội gặp gỡ với những người tốt nghiệp hay những người đã làm việc để nhận lời khuyên về lĩnh vực học tập. Sau đây là một số ví dụ về các câu hỏi cần hỏi: “Giáo dục của bạn có ích hay không có ích cho bạn từ khi bạn tốt nghiệp? Giáo dục của bạn giúp cho bạn thế nào trong nghề nghiệp? Trường có liên hệ hay quan hệ với công nghiệp hay công ti không? Bạn có bao nhiêu liên hệ với bạn cùng lớp trước đây? Bạn tin việc dạy của trường là tốt hay kém? Nếu bạn phải làm điều đó lần nữa, bạn có ghi danh vào trường này hay chương trình đào tạo này không? Thử nói chuyện với ít nhất năm sinh viên và ba người tốt nghiệp trước khi rút ra kết luận nào. Quảng cáo tốt nhất cho bất kì sản phẩm hay dịch vụ nào là khách hàng được hài lòng và trường cũng không khác. Khi bạn định đầu tư nhiều tiền cho giáo dục của con bạn, bạn chỉ làm điều đó một lần trong đời bạn, lấy thông tin từ những người trước đó đã làm đầu tư đó là có giá trị tốt cho lần làm của bạn.
Sự kiện là nhiều bậc cha mẹ quá bận rộn với hoạt động hàng ngày của họ và không dành đủ thời gian để đầu tư vào trường, lĩnh vực học tập, hay chương trình. Đó là sai lầm lớn. Họ cần hiểu rằng đây là đầu tư quan trọng yêu cầu thảo luận và khảo sát nghiêm chỉnh. Một số bố mẹ không thích thảo luận với con của họ về giáo dục của chúng mà tự bản thân họ quyết luôn và buộc con cái họ phải tuân theo bất kể liệu con có khả năng hay có thích quyết định của họ không. Tôi đã thấy nhiều sinh viên thất bại và bỏ trưởng vì sai lầm đó. Một số bố mẹ để con cái họ tự ra quyết định mà không có thảo luận nghiêm chỉnh. Tôi đã thấy sinh viên nhảy từ lĩnh vực học tập này sang lĩnh vực khác vì họ không biết họ thích gì; nhiều người dành nhiều thời gian hơn là cần thiết ở đại học mà chẳng đạt tới cái gì. Đây là những điều chúng ta phải tránh.
Giáo dục là đầu tư và nó phải được thảo luận cẩn thận nơi bố mẹ phải chia sẻ ý nghĩ của họ với con cái và con cái phải chia sẻ cách nhìn của chúng với bố mẹ. Vì là đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc, cả bố mẹ và con cái đều phải làm việc cùng nhau để chắc rằng đầu tư của họ sẽ đem lại kết quả tốt nhất có thể được..
GS John Vu
Leave a Reply